Trang chủTin tức - Sự kiện

Hỗ trợ khẩn cấp để phục hồi và tái thiết Indonesia

(Ảnh của ADB)

Theo Chuyên gia Chính về Tài nguyên nước Eric Quincieu và Chuyên gia Cơ sở hạ tầng cấp cao Paolo Manunta, ưu tiên hàng đầu của chính quyền Indonesia là cứu người. Để làm được như vậy, họ cần hiểu rõ hơn về mức độ thiệt hại và thương vong. Do nhóm dự án của ADB không thể bay đến Trung Sulawesi vào thời điểm đó vì sân bay bị hư hỏng, họ đã nhờ các đồng nghiệp ở ADB giúp họ liên hệ với Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) để xem liệu họ có thể sử dụng hình ảnh vệ tinh của khu vực này để thay thế hay không. 

“Công nghệ số không phải là tương lai. Nó là hiện tại. Mối quan hệ đối tác mà chúng ta xây dựng là quan trọng. Thay vì cử một số chuyên gia đến từ Châu Âu hoặc Hoa Kỳ với công nghệ tốt và sau đó rời đi, chúng tôi muốn chuyển giao kiến thức,” Quincieu cho biết. 

Số hoá trong công tác khôi phục. Ở Indonesia, công nghệ tiên tiến cho phép giám sát từ xa các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, khi khả năng tiếp cận bị hạn chế, để bắt đầu xây dựng lại các cộng đồng một cách nhanh chóng (ảnh của ADB

Các giải pháp số hoá được đưa vào sử dụng

Hình ảnh vệ tinh. ESA đã huy động các nguồn lực để nhanh chóng lập bản đồ các khu vực bị ảnh hưởng. Sự phong phú của hình ảnh vệ tinh do ESA cung cấp đã giúp các cán bộ dự án hiểu được khu vực nào của Trung Sulawesi đã bị lũ cuốn qua. 

Bản đồ về đêm và lũ lụt. Bản đồ đêm được sử dụng để kiểm tra mức độ hư hỏng của mạng lưới điện. Bản đồ ngập lụt cũng được sử dụng để hiểu thêm về phạm vi của thiệt hại. ESA cung cấp đánh giá cho bản đồ. 

Mô phỏng chuyển dịch của đất. Sau đó trong dự án, cần thêm thông tin về các vấn đề cụ thể như chuyển dịch của đất, tức là chuyển động địa chấn trên mặt đất. ESA đã tạo ra các mô phỏng về sự dịch chuyển của đất 2–3 năm trước khi thảm họa xảy ra và trong khi thảm họa xảy ra. Các mô phỏng cho thấy một số khu vực của tỉnh không ổn định ngay cả trước khi xảy ra thảm họa, vì khu vực này nằm giữa các đứt gãy lớn. Trung Sulawesi đã là một tâm chấn cho chuyển động kiến tạo.

Dịch vụ tái thiết và phục hồi sau thảm hoạ dựa trên thông tin vệ tinh. Công tác thực địa bị cản trở rất nhiều do hạn chế về khả năng di chuyển. Để giám sát các nỗ lực phục hồi và tái thiết sau thảm hoạ, ESA sau đó đã được yêu cầu cung cấp thông tin từ hình ảnh vệ tinh. Việc truy cập vào hình ảnh vệ tinh giúp cán bộ dự án hiểu cách người dân phục hồi và thực hiện kiểm tra chất lượng cho một chương trình của chính phủ trong đó người dân được nhận tiền mặt để tự xây dựng lại ngôi nhà của họ. 

Đo khoảng cách độ chính xác cao. Đánh giá thiệt hại rất quan trọng trong các trường hợp khẩn cấp về thiên tai, nhưng công cụ kỹ thuật số cũng có thể được dùng trong hỗ trợ tái thiết. Thiết bị đo khoảng cách với độ chính xác cao có thể tính toán chuyển động đến từng milimet giữa vệ tinh và mục tiêu. Nó chuyển những thay đổi trên bề mặt đất thành số đo khoảng cách, giúp đo đạc chuyển động với độ chính xác đến từng milimet. Các hình ảnh được thu thập và xử lý hàng tháng để dõi theo chuyển động của nước và chuyển dịch của các toà nhà xung quanh. Công nghệ này mạnh đến mức có thể nắm bắt được các chuyển động như vết nứt trên mặt đất, trước khi chúng thành hiện thực. Công nghệ này được sử dụng để theo dõi đất dịch chuyển, ổn định và hỗ trợ công tác tái thiết. 

Bài học rút ra

Công nghệ tiên tiến tạo nên cuộc cách mạng cho các dự án. Trong trường hợp của dự án Trung Sulawesi, việc đánh giá có thể mất đến hàng tháng. Rất khó để làm việc với chính quyền địa phương vì hầu hết bản thân họ đã chịu ảnh hưởng bởi thảm hoạ và đang bị quá tải. Nhưng nhờ công nghệ của ESA, nhóm đã có thể hoàn thành công tác đánh giá chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Quyền truy cập vào bản đồ dịch chuyển của đất chính xác đến từng milimet đã mang lại cho nhóm dự án những gì họ cần và tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức thực hiện công việc. 

Chuyển giao kiến thức rất quan trọng đối với việc xây dựng năng lực. Với quan hệ đối tác cùng các đơn vị như ESA, một chương trình thông tin vệ tinh phi lợi nhuận, ADB đang nỗ lực để đảm bảo mọi người đều có thể truy cập thông tin và bản đồ thu được từ hình ảnh vệ tinh. Đối với dự án này, ADB đã làm việc với Cơ quan Vũ trụ Indonesian như một phần của quan hệ đối tác lâu dài giữa ESA, ADB và Cơ quan Vũ trụ Indonesian để cung cấp đào tạo cho các cơ quan địa phương về cách sử dụng công nghệ thông tin vệ tinh và vận hành các nền tảng ESA cho công tác tái thiết và phục hồi. 

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác