Trang chủTin tức - Sự kiện

Một số giải pháp nước thông minh được Ngân hàng Phát triển Châu Á hỗ trợ triển khai - Phần 7

ADB là một trong những bên đóng góp lớn nhất cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước và vệ sinh môi trường của Campuchia. Chỉ riêng các dự án cung cấp dịch vụ nước và vệ sinh môi trường do ADB hỗ trợ tại khu vực Hồ Tonle Sap đã cải thiện khả năng tiếp cận nước cho 1 triệu người và dịch vụ vệ sinh tốt hơn 500.000 người . Chương trình phát triển ngành dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn lần thứ ba nhằm tiếp tục mở rộng các dịch vụ của ngành cho tám tỉnh (Banteay Meanchey, Battambang, Kampong Chnang, Kampong Thom, Kampong Speu, Kampot, Pursat and Siem Reap) và 600 ngôi làng. 

Chương trình sẽ hỗ trợ chính sách cho các hệ thống quy hoạch cấp nước và vệ sinh nông thôn, với sự tham gia của tư nhân, cung cấp dịch vụ và hệ thống quản lý và kiểm kê tài sản. Chương trình cũng sẽ quản lý một khoản tài trợ từ Quỹ Công nghệ cao, do Chính phủ Nhật Bản tài trợ để thí điểm một dự án lắp đặt các hệ thống tạo-nước-từ-không-khí ở bảy địa điểm bị hạn chế khả năng tiếp cận nguồn nước uống an toàn. 

Tạo nước từ không khí. Tại Campuchia, một dự án thí điểm tiên phong của ADB cho phép các cộng đồng nông thôn tiếp tục được tiếp cận nước sạch trong mùa khô thông qua các thiết bị tạo nước từ không khí có tính sáng tạo (ảnh của ADB) 

Các giải pháp số hoá đã sử dụng

Dự án thí điểm: Thiết bị sản xuất nước từ không khí

Chuyên gia Phát triển đô thị Siti Hasanah giải thích: “Dự án sẽ giúp đỡ các ngôi làng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nước sạch trong mùa khô. Trong mùa mưa, họ tiếp cận nguồn nước qua các ao cộng đồng và các lu chứa nước. Nhưng trong mùa khô, do điều kiện của làng, một số hộ gia đình không thể tiếp cận được nước sạch và phải sử dụng nước bẩn cho sinh hoạt.”

Các thiết bị tạo nước từ không khí chuyển đổi độ ẩm thành nước bằng cách tái tạo quá trình ngưng tụ tự nhiên, ngay cả khi độ ẩm thấp. Đây là thí điểm đầu tiên của loại thiết bị này ở Campuchia.

(Ảnh của ADB)

“Bởi vì giới hạn công suất của thiết bị, chúng tôi đang cố gắng cung cấp thiết bị này chỉ để tạo nước uống, không phải nước để giặt. Có người không tin rằng nước có thể được sản xuất từ không khí. Vì vậy, chúng tôi đã nói chuyện với các nhà sản xuất của công nghệ này và đã mời các quan chức chính quyền địa phương đến để thảo luận về nó. Do COVID-19, chúng tôi không thể đi đến làng, vì vậy chúng tôi đã tổ chức họp trực tuyến và mời một số nhà cung cấp công nghệ này tham dự chợ điện tử đầu tiên của ADB. Chúng tôi cũng mời một số người Campuchia tham gia. Đó là một cơ hội rất tốt để hầu như tất cả các bên gặp gỡ nhau và tìm hiểu công nghệ đằng sau các thiết bị tạo nước từ không khí.” – Siti Hasanah cho hay

Bài học rút ra

Nhận được sự ủng hộ, tin dùng của khách hàng đối với công nghệ tiên tiến. Các thiết bị tạo nước từ không khí không sử dụng bất kỳ hoá chất nào. Nước ngưng tụ từ không khí vốn đã sạch, còn được các thiết bị bổ sung thêm khoáng chất tự nhiên có trong nước uống mà chưa có trong nước ngưng tụ từ không khí. Điều quan trọng là phải nâng cao sự hiểu biết về loại công nghệ này cho các bên liên quan để chương trình thành công.

Khuyến khích ý tưởng rằng cơ sở hạ tầng không cần phải lớn mới có hiệu quả. Hầu hết cơ sở hạ tầng của chính quyền địa phương đều lớn, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Các hệ thống nhỏ, với sự trợ giúp của công nghệ tiên tiến, có thể có hiệu quả tốt nếu được thực hiện và vận hành đúng cách. 

Các giải pháp sáng tạo đảm bảo hệ thống nước bền vững và người dùng có khả năng chi trả. Nước cần được người dùng mua để làm cho hệ thống bền vững, đặc biệt là để trang trải các chi phí như chai nước, phân phối, vận hành và bảo trì. Tuy nhiên, ngay cả chi phí cấp nước thấp cũng là một thách thức đối với các hộ gia đình nghèo. Dự án cần giải quyết vấn đề này bằng cách cắt giảm chi phí và đưa ra các giải pháp sáng tạo. Dự án thử nghiệm sẽ giới thiệu một mô hình kinh doanh mới để trợ cấp chéo cho các hộ gia đình nghèo, bao gồm các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ và các hộ gia đình đơn thân. Điều này nhằm đảm bảo mọi người đều được sử dụng nước, đặc biệt là người nghèo. Các nhóm sử dụng nước cũng sẽ được trả tiền để đảm bảo lợi nhuận. Lợi nhuận tích luỹ sau đó có thể được sử dụng cho các dự án khác như tài trợ cho trường học, trung tâm sức khoẻ hoặc các nhà vệ sinh công cộng. 

Cần có sự linh hoạt trong quá trình chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đặc biệt là đối với công nghệ mới. Trong quá trình vừa học vừa làm, điều quan trọng là luôn cởi mở và lắng nghe lời khuyên của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng các thông số kỹ thuật không mang tính hạn chế và lời khuyên từ các nhà cung cấp không thiên vị.

Làm việc chặt chẽ với các quan chức địa phương và cộng đồng. Cần có sự hỗ trợ từ các quan chức và cộng đồng địa phương để thực hiện dự án thành công. Sự hỗ trợ của họ cũng cần thiết để đảm bảo công tác giám sát và theo dõi chặt chẽ hệ thống mới.  

Dịch từ nguồn bài viết: Digitalizing H2O: Digital for water security and resilience

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác