Trang chủTin tức - Sự kiện

Một số giải pháp nước thông minh được Ngân hàng Phát triển Châu Á hỗ trợ triển khai - Phần 3

Nhiều quốc gia đang phát triển ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đang đối mặt với thử thách tạo ra một hệ thống hiệu quả và thống nhất trong quản lý tài sản công ty. Nếu không có hồ sơ lưu trữ tốt về thông tin địa lý và thuộc tính của tài sản dưới lòng đất, công ty sẽ khó có thể cung cấp các dịch vụ bền vững trong cấp nước và vệ sinh môi trường.

Ở Telavi, Georgia, ADB tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách cung cấp hỗ trợ kĩ thuật để đưa vào áp dụng công nghệ kỹ thuật cao trong các hệ thống quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất về năng lực vận hành và bảo dưỡng (O&M) của công ty Cấp nước thống nhất Georgia (UWSCG) và dịch vụ cung cấp nước tại một số thành phố. 

(Ảnh của ADB) 

 “Là một ngân hàng điển hình về cơ sở hạ tầng, ADB tài trợ rất nhiều cho cơ sở hạ tầng nhưng không nhất thiết bao gồm hệ thống quản lý tài sản đi kèm với cơ sở hạ tầng đó,” Chuyên gia chính về Phát triển đô thị Heeyong Hong cho biết. “Kế hoạch cho dự án này chính là bổ trợ cho đầu tư cơ sở hạ tầng với một hệ thống quản lý giúp cho cơ sở hạ tầng bền vững hơn.”

Dự án tìm cách triển khai hệ thống quản lý tài sản sẽ xác định trên hệ thống thông tin địa lý (GIS) tất cả các tài sản dưới lòng đất mà một công ty sở hữu.

“Nếu bạn không biết bạn đang sở hữu cái gì, bạn sẽ không thể quản lý nó. Những gì chúng ta đang quản lý là công tác vận hành và bảo dưỡng tài sản công ty, tập trung đặc biệt vào phần bảo dưỡng. Cách tiếp cận trong công tác bảo dưỡng tài sản có thể mang tính ứng phó – sửa chữa sau khi chúng bị hỏng – hoặc phòng ngừa – dự đoán thời điểm và vị trí tài sản bị hỏng hóc và thường xuyên kiểm tra chúng trước khi chúng hỏng hóc. Sẽ tiết kiệm chi phí hơn nếu bảo dưỡng theo hướng phòng ngừa thay vì ứng phó.” – Geoffrey Wilson, Chuyên gia cao cấp về tài nguyên nước, Cụm dịch vụ Tư vấn Ngành, Vụ Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững. 

 

 

              (Ảnh minh hoạ) 

Đi dưới lòng đất. Tại Georgia, dự án của ADB sử dụng hệ thống Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xác minh chi tiết các tài sản dưới lòng đất sở hữu bởi công ty nhằm cải thiện công tác quản lý tổng thể cấp nước và vệ sinh môi trường.  

Cả chuyên gia quốc tế và địa phương đều được tuyển dụng bởi vì hệ thống quản lý tài sản không được sử dụng phổ biến ở Georgia. Nhóm nghiên cứu cần cả chuyên gia quốc tế và địa phương để nâng cao trình độ những người tham gia các dịch vụ tiện ích nước và làm cho dự án bền vững. Nâng cao năng lực là một phần không thể thiếu trong quá trình để cộng đồng địa phương tiếp tục nhận được dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường bền vững sau khi dự án đã hoàn thành.

Các giải pháp số hóa được sử dụng

Hệ thống quản lý tài sản dựa trên hệ thống thông tin địa lý.  Hệ thống kỹ thuật số này xác định danh sách tài sản, và các nhà thầu xác định vị trí của chúng, và cung cấp số liệu thuộc tính như đường kính, vật liệu, độ dày của ống, và độ sâu của lớp phủ.

Bài học rút ra

Nhiều tổ chức không muốn sử dụng khoản vay cho các hệ thống bảo dưỡng. Các khoản viện trợ sẽ tạo động lực cho việc tiếp thu công nghệ mới.

Điều quan trọng là khách hàng tin dùng. Hệ thống quản lý tài sản cần phải bền vững. Điều này sẽ chỉ xảy ra nếu như quản lý cấp cao của công ty áp dụng và thúc đẩy văn hóa quản lý tài sản. .

Công nghệ cao cấp cho hệ thống quản lý tài sản cần được áp dụng trong bối cảnh cải cách toàn ngành. Điều này bao gồm nâng cao hệ thống quản lý tài sản thông qua chính sách. Khách hàng đã đồng ý thực hiện 20 hành động chính sách và một trong số đó dành cho các công ty quốc doanh phát triển và triển khai chính sách quản lý tài sản. Hệ thống quản lý tài sản công nghệ cao là một công cụ để giúp đỡ thực hiện chính sách trên diện rộng.  

Trích xuất kiến thức và dữ liệu có thể là một thách thức. Hệ thống quản lý tài sản cần được phổ biến để trở nên hữu ích. Tuy nhiên, nhiều khi không sẵn có dữ liệu. Chúng có thể ở định dạng là file hình ảnh, bảng tính, bản in giấy hoặc file AutoCAD. Vì điều này nên khó mà biết được khối lượng công việc cần thiết để điền đầy đủ vào hệ thống và chuẩn bị các điều khoản tham chiếu. Có thể cần thiết phải khảo sát hoặc đưa ra các suy luận và giả định trong dữ liệu.

Công nghệ cần đáp ứng nhu cầu địa phương. Đối với dự án này, khả năng lựa chọn ngôn ngữ là rất quan trọng, vì phần mềm cần được sử dụng bởi các kỹ thuật viên nói tiếng Nga và / hoặc tiếng Georgia. Do đó, một điều khoản bắt buộc đối với công ty là phần mềm phải được cung cấp với giao diện người dùng bằng ngôn ngữ Georgia địa phương.

Hệ thống quản lý tài sản có thể giúp giảm thiểu tác động khủng hoảng đối với các công ty. Đại dịch bệnh COVID-19 đã khiến các chuyên gia tư vấn không thể đi thực địa để xác định các điểm nghẽn và thách thức. Việc thiếu ghi chép dữ liệu khiến tình hình trở nên đặc biệt khó khăn. Thực tế này làm nổi bật nhu cầu về một hệ thống quản lý số hóa, cho phép theo dõi trực tiếp ít hơn và tiếp tục công việc.

Một hệ thống quản lý tài sản có thể ứng dụng rất rộng rãi. Mặc dù dự án tập trung vào tài sản cấp nước, hệ thống quản lý này vẫn có giá trị đối với các loại tài sản khác, chẳng hạn như tài sản ngành đường bộ và năng lượng. Một dự án cơ sở hạ tầng nên được bổ trợ bởi một hệ thống quản lý tài sản số hóa, vì nhiều quy trình đầu cuối của công ty (ví dụ: xử lý khiếu nại của khách hàng, thanh toán, SCADA) có thể được liên kết với hệ thống này.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác